Thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà đầu tư dưới 3 tỷ

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải làm giấy phép lao động. Tuy nhiên, giấy phép lao động cho nhà đầu tư chỉ trong trường hợp góp vốn dưới 3 tỉ đồng. Vì những nhà đầu tư dưới 3 tỉ không nằm trong danh sách được miễn giấy phép lao động theo Nghị định 152/2020.

 

Nhà đầu tư có phải làm giấy phép lao động không ?

Thế nào là Nhà đầu tư?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nhà đầu tư là những người bỏ tài sản của mình để thực hiện dự án nhằm mục đích thu lại lợi nhuận tại Việt Nam. Nhà đầu tư bao gồm Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 2 trường hợp sau:

– Nhà đầu tư trực tiếp: Là người tự bỏ tiền của mình để đầu tư.

– Nhà đầu tư gián tiếp: Là người đại diện cho một tổ chức (doanh nghiệp) nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Trường hợp nào Nhà đầu tư được miễn Giấy phép lao động?

Dù là Nhà đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, thì người nước ngoài đều có khả năng được Miễn GPLĐ hoặc không được miễn.

Cụ thể, Nghị định 152/2020 quy định, có 2 trường hợp là nhà đầu tư được miễn giấy phép lao động:

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Cả 2 trường hợp trên đều yêu cầu số vốn của nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên. Tức là những Nhà đầu tư có số vốn ít hơn 3 tỷ đồng sẽ không được miễn giấy phép lao động. Đồng nghĩa với việc họ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động như bình thường.

Xem thêm: Quy định về các trường hợp được miễn giấy phép lao động

Giấy phép lao động cho nhà đầu tư
Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư

Quy trình xin Giấy phép lao động cho nhà đầu tư

Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động bao gồm 3 bước sau:

1. Thông báo tuyển dụng lao động.

2. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

3. Cấp giấy phép lao động

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

 

Thông báo tuyển dụng lao động

Đây là thủ tục thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam. Nhằm ưu tiên công việc cho lao động Việt Nam.

Chỉ khi không tuyển dụng được người Việt sau một thời gian đăng tuyển nhất định, thì mới được tuyển dụng lao động nước ngoài.

Các bước thông báo tuyển dụng

Bước 1: Đăng nhập vào cổng thông tin Trung tâm dịch vụ việc làm

Để thực hiện đăng tuyển, cần đăng nhập vào website của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có 1 website như vậy.

Bước 2: Đăng tin tuyển dụng

Điền thông tin và đính kèm các mẫu đơn theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét và xử lý hồ sơ trong khoảng 1 ngày làm việc. Thông tin đăng tuyển sẽ được hiển thị trên website của trung tâm.

Sau thời gian đăng tuyển theo quy định (15 ngày), kết quả đăng tuyển được trả về email của Doanh nghiệp hoặc thông báo trên website.

 

Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

* Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật Lao động 2019;

– Điều 4, Nghị định 152/2020;

– Nghị định 70/2023;

Sau thủ tục Thông báo tuyển dụng, nếu không tuyển được lao động Việt Nam, Doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động nước ngoài.

Đây là thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động.

* Thời gian thực hiện: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

* Nơi thực hiện: Cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh (Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh)

Kết quả của thủ tục này là công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài

* Thành phần hồ sơ

– Giấy đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp, bản sao.

– Mẫu đơn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Mẫu số 01/PLI, ban hành theo Nghị định 152/2020. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì dùng Mẫu số 02/PLI.

* Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối, Cơ quan Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do.

 

Cấp giấy phép lao động

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động khi đã thực hiện xong thủ tục xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.

* Thành phần hồ sơ

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI NĐ 152/2020.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe. Giấy này do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng.

Xem: Danh sách các bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài tại Hà Nội

3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Giấy này được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản chứng minh là nhà đầu tư như: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn.

5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

* Nộp hồ sơ

Cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh (Sở lao động Thương binh và xã hội )

* Thời gian giải quyết

05 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

HD Luật chuyên tư vấn về các dịch vụ cho người nước ngoài. Về giấy phép lao động, chúng tôi hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ sau:

– Làm Giấy phép lao động cho chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật;

– Gia hạn giấy phép lao động;

– Cấp lại giấy phép lao động;

– Làm Miễn giấy phép lao động;

– Hỗ trợ làm lý lịch tư pháp

– Hỗ trợ hợp pháp hóa giấy Xác nhận kinh nghiệm, Bằng đại học

– Hỗ trợ tư vấn hợp đồng lao động với người nước ngoài

Xem nhiều hơn về Giấy phép lao động tại: Thủ tục làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài.

 

Liên hệ ngay Hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.

Nhà đầu tư có phải làm Giấy phép lao động không?

Có 2 trường hợp là nhà đầu tư được miễn giấy phép lao động:

    •  Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    •  Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Những trường hợp khác, Nhà đầu tư vẫn phải làm giấy phép lao động theo quy định

Thủ tục làm Giấy phép lao động cho nhà đầu tư như thế nào?

Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động bao gồm 2 bước sau:

1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

2. Cấp giấy phép lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0984.588.831
Gọi điện ngay
Chat Zalo