Làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam nhằm mục đích xin giấy phép lao động, làm thủ tục xin visa nước ngoài, thủ tục di trú… Không chỉ người Việt Nam, mà người nước ngoài cũng có thể xin cấp Lý lịch tư pháp do cơ quan Việt Nam cấp.
Hãy cùng HD visa tìm hiểu Điều kiện, hồ sơ và thủ tục làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung chính
- 1 Quy định pháp luật về Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
- 2 Điều kiện làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
- 3 Hồ sơ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- 4 Quy trình làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- 5 Phí làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
- 6 Dịch vụ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- 7 Câu hỏi thường gặp về Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Quy định pháp luật về Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
* Căn cứ pháp lý
– Luật Lý lịch tư pháp 2009.
Người nước ngoài đã hoặc đang tạm trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp Việt Nam. Cơ quan Tư pháp của Việt Nam sẽ cấp phiếu LLTP cho người nước ngoài theo yêu cầu của họ.
Lý lịch tư pháp Việt Nam sẽ xác nhận tình trạng án tích cho thời gian người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam.
Người nước ngoài có thể được cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 1 hoặc phiếu Lý lịch tư pháp số 2 theo nhu cầu sử dụng.
– Thông tư 244/2019: Quy định về mức thu phí, lệ phí cấp Lý lịch tư pháp.
Mẫu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Người nước ngoài làm LLTP tại cơ quan của Việt Nam thì được cấp một trong hai mẫu Lý lịch tư pháp sau:
1. Mẫu Lý lịch tư pháp số 1.

2. Mẫu Lý lịch tư pháp số 2.

Điều kiện làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, Người nước ngoài được làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam khi họ:
– Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam: Họ phải có giấy tờ chứng minh về việc cư trú hợp pháp của mình như: Hộ chiếu và visa còn thời hạn; Khai báo tạm trú có xác nhận của công an địa phương.
– Đã từng cư trú tại Việt Nam.
Hồ sơ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Để làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam, người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Hộ chiếu: Bản photo.
2. Visa hoặc thẻ tạm trú đang sử dụng: bản sao y chứng thực.
3. Khai báo tạm trú: bản chính hoặc sao y chứng thực.
4. Tờ khai xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp: Tờ khai mẫu 03.
5. Giấy ủy quyền trong trường hợp người khác nộp hồ sơ.
Lưu ý:
– Khai báo tạm trú cần có xác nhận của công an xã, phường.
– Giấy ủy quyền cần được công chứng theo quy đinh
Quy trình làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ làm lý lịch tư pháp được nộp tại Sở tư pháp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký tạm trú.
Có thể nộp bằng 02 cách:
– Nộp hồ sơ trực tiếp: Người nước ngoài hoặc người được ủy quyền mang hồ sơ trực tiếp tới Sở tư pháp.
– Nộp hồ sơ qua bưu điện: Gửi hồ sơ làm lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu điện, hoặc đăng ký dịch vụ giao nhận tại nhà. Bưu điện sẽ cử người tới lấy hồ sơ, thu tiền lệ phí và thực hiện nộp hồ sơ cho bạn.
*Lưu ý:
– Hiện tại các tỉnh thành phố đã có khu hành chính công. Đây là nơi tập chung các sở ban ngành trong tỉnh để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính. Do vậy, nếu nộp hồ sơ trực tiếp bạn sẽ tới khu hành chính công.
– Nộp qua đường bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn, do phải tính cả thời gian chuyển phát.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi được nộp thì cán bộ một cửa sẽ tiếp nhận và gửi bạn giấy hẹn.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam sẽ mất 10 ngày làm việc.
*Lưu ý:
– Nếu gửi qua đường bưu điện, bạn sẽ không nhận được giấy hẹn. Do vậy, hãy chụp lại bill chuyển phát để theo dõi hồ sơ của bạn.
Bước 4. Trả kết quả
Nếu có giấy hẹn, bạn chỉ cần theo ngày trên đó để tới lấy kết quả.
Trường hợp nộp qua bưu điện, bạn sẽ chờ họ gửi kết quả cho bạn.
Liên hệ ngay với Hotline – 0984216682 để được hỗ trợ làm Lý lịch tư pháp.

Phí làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam
Phần lệ phí làm Lý lịch tư pháp đã được quy định tại thông tư 244/2016 của Bộ Tài Chính.
1 |
Phí cấp phiếu LLTP |
200.000 |
2 |
Phí cấp phiếu LLTP của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). |
100.000 |
Lệ phí làm LLTP thông thường là 200.000 đồng.
Đi kèm với chi phí trên, là thời gian xử lý hồ sơ khá lâu, từ 2 – 3 tuần mới có kết quả. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu dịch vụ làm Lý lịch tư pháp nhanh, khẩn cấp.
Dịch vụ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Hiện nay, số lượng hồ sơ làm Lý lịch tư pháp Việt Nam ngày càng nhiều. Có cả người Việt Nam và người nước ngoài. Do vậy, quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ không thể tránh khỏi những vấn đề sai xót.
Ghi nhận thực tế cho thấy, Khách hàng hay gặp phải tình trạng:
- Thời gian chờ kết quả quá lâu, không đúng lịch hẹn, mãi không nhận được kết quả.
- Không thể cập nhật được tình trạng hồ sơ đang xử lý tới bước nào.
- Đi nộp trực tiếp thì rất đông, phải xếp hàng chờ đợi rất mất thời gian.
- Nộp hồ sơ qua bưu điện thì thường không cập nhật được hồ sơ đã được nhận và xử lý hay chưa?
Những vấn đề trên khiến nhiều khách hàng chán nản và mất thời gian. Chính vì vậy, HD Visa chúng tôi có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ làm lý lịch tư pháp tại Việt Nam.
Các dịch vụ của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn khai báo hồ sơ làm Lý lịch tư pháp nhanh,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp số 1
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp số 2
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp cho người Việt nam tại Việt Nam,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam tại nước ngoài,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài ở Việt Nam,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài từng ở Việt Nam,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp tại Hà Nội,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp tpHCM,
- Dịch vụ tư vấn khai báo làm Lý lịch tư pháp tại các tỉnh thành trên cả nước
Chúng tôi cam kết tư vấn nhanh gọn, hồ sơ đơn giản nhất cho khách hàng.
Xem nhiều hơn về: Lý lịch tư pháp Việt Nam
Câu hỏi thường gặp về Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
1. Làm Lý lịch tư pháp ở đâu?
*Trả lời:
Người nước ngoài có thể làm Lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp cấp tỉnh nơi họ đăng ký tạm trú.
2. Thời gian làm lý lịch tư pháp mất mấy ngày?
*Trả lời:
Thủ tục làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam theo quy định là 10 ngày làm việc.
3. Phí làm Lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
*Trả lời:
Chi phí làm Lý lịch tư pháp là 200.000 vnd. Người nước ngoài có thể xem quy định này tại thông tư 244/2016/TT- BTC của Bộ Tài Chính.
4. Người nước ngoài làm phiếu lý lịch tư pháp số mấy?
*Trả lời:
Tùy vào mục đích sử dụng mà người nước ngoài có thể xin mẫu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
Ví dụ khi làm giấy phép lao động: Người nước ngoài xin phiếu lý lịch tư pháp số 1.